Chính quyền địa phương Hành_chính_Việt_Nam_thời_Lê_sơ

Cương gực vương quốc Đại Việt dưới thời trị vị của vua Lê Thánh Tông

Năm 1428, Lê Lợi khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên (tuân theo Trời), chia đất nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châu và huyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất là . Xã lại chia làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân.

Đứng đầu chính quyền các đạo là chức hành khiển (phụ trách cả dân sự lẫn quân sự). Đứng đầu các trấn là các an phủ sứ, các lộ là tuyên phủ sứ, các châu, huyện là tri châu hay tri huyện, các xã là xã quan (từ thời Lê Thánh Tông đổi thành xã trưởng).

Đến năm Quang Thuận thứ 5 (1464) thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt được chia thành 1 phủ và 12 đạo "thừa tuyên"; năm 1490 đổi gọi phần lớn các "thừa tuyên" là "xứ"; sang thời Lê Uy MụcLê Tương Dực đổi gọi các đơn vị cấp cao nhất là "trấn". Các đơn vị hành chính cao nhất gồm gồm: Phủ Trung Đô (phủ Phụng Thiên), Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường (Sơn Nam), Hải Dương (Nam Sách), Sơn Tây (Quốc Oai), Bắc Giang (Kinh Bắc), An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên (Ninh Sóc), Lạng Sơn. Từ năm 1471 mở rộng đất đai phía nam, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam. Tuy địa giới có một số điều chỉnh và riêng Sơn Tây không còn là đơn vị cấp cao nhất, một nửa trong số các đơn vị hành chính lớn nhất thời kỳ này (Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam) có tên gọi được dùng làm tên các đơn vị hành chính lớn nhất (tỉnh) của Việt Nam hiện nay[3].

Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty: đô tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), thừa tuyên ty (phụ trách các việc dân sự), hiến sát ty (phụ trách các việc thanh tra, giám sát).

Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm. Tổng số quan lại địa phương thời Hồng Đức là 2.615 người[1].

Cụ thể về các đơn vị như sau:

Phủ Trung Đô/Phụng Thiên

Tức trung tâm Hà Nội hiện nay. Năm 1466 đổi là Phủ Trung Đô, từ năm 1469 được đổi tên thành phủ Phụng Thiên. Gồm có 2 huyện:

  • Quảng Đức: là huyện phụ quách kinh thành.
  • Vĩnh Xương, sau đổi là Thọ Xương.

Thiên Trường/Sơn Nam

Vốn có tên là thừa tuyên Thiên Trường, năm 1469 đổi thành thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 đổi làm xứ Sơn Nam, sang đời Lê Uy Mục lại gọi là trấn Sơn Nam. Gồm có[4]:

Bắc Giang/Kinh Bắc

Thời Lê Thái Tông vốn là 2 đạo Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Bắc Giang, năm 1469 đổi là thừa tuyên Kinh Bắc, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Kinh Bắc. Gồm có các phủ[5]:

Quốc Oai / Sơn Tây

Vốn là lộ Quốc Oai thượng, trung và hạ thời Lê Thái Tổ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Quốc Oai, năm 1469 đổi là thừa tuyên Sơn Tây, năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Sơn Tây. Gồm các phủ[6]:

Nam Sách/Hải Dương

Vốn là lộ Nam Sách thượng và Nam Sách hạ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương. Gồm các phủ[7]:

An Bang

Thời Lê Thái Tổ là An Bang thuộc Đông Đạo, từ năm 1466 là thừa tuyên An Bang, năm 1490 gọi là xứ An Bang, thời Lê Tương Dực đổi là trấn An Bang. Gồm có 1 phủ[8]:

Lạng Sơn

Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc Đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Lạng Sơn, năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Lạng Sơn. Gồm 1 phủ[9]:

Thái Nguyên/Ninh Sóc

Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Thái Nguyên, năm 1469 đổi là thừa tuyên Ninh Sóc. Gồm các phủ[10]:

Tuyên Quang

Thời Lê Thái Tổ thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Tuyên Quang, năm 1490 đổi là xứ Tuyên Quang, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Minh Thuận. Gồm có 1 phủ[11]:

Hưng Hóa

Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Gia Hưng và Quy Hóa thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Hưng Hóa, năm 1490 đổi là xứ Hưng Hóa, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Hưng Hóa. Gồm các phủ[10]:

Thanh Hóa

Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, thời Lê Thái Tông gồm 6 phủ Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia, Thanh Đô, Trường Yên, Thiên Quan; năm 1466 đặt thừa tuyên Thanh Hóa; năm 1490 đổi là xứ Thanh Hóa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thanh Hóa. Gồm các phủ[12]:

Nghệ An

Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Nghệ An, năm 1490 đổi là xứ Nghệ An, Lê Tương Dực đổi làm trấn Nghệ An. Tương đương tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ[15]:

Thuận Hóa

Thời Lê Thái Tổ là hai lộ Tân Bình và Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Thuận Hóa, năm 1490 đổi là xứ Thuận Hóa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thuận Hóa. Gồm các phủ[17]:

Quảng Nam

Năm 1471, vùng đất phía Nam Thuận Hóa mới chiếm được từ Chiêm Thành được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13, gọi là Quảng Nam. Gồm các phủ[18]: